EMOBROS.VN

PRORES RAW LÀ GÌ? HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO?

Apple ProRes được giới thiệu bởi Apple Inc. vào năm 2007 đã từng làm mưa làm gió và trở nên rất nổi tiếng là một codec trung gian, được sử dụng rộng rãi làm phương pháp phân phối định dạng cuối cùng cho các tệp phát HD trong quảng cáo và phát trực tuyến.

ProRes là một tập tin với kích thước lớn hơn H.264, chi phí nó dành cho việc lưu trữ định dạng RAW cũng ít hơn. Với hầu hết các chuyên gia video chuyên nghiệp, ProRes là codec được chọn cho bất kỳ công việc liên quan đến một dự án cần thời gian xoay vòng nhanh.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng ý rằng nếu bạn đang làm việc trong một dự án có nhiều thời gian hơn, bạn sẽ muốn nó theo hướng RAW. Dù rằng ProRes 4444 có thể lưu trữ thông tin hình ảnh với số lượng lớn, nó vẫn kém xa những gì bạn có thể làm với RAW.

Một vấn đề là làm sao để có thể ghi hình cùng tốc độ dữ liệu và kích thước tập tin tối ưu nhưng vẫn giữ được khả năng hiệu chỉnh như video RAW. Và đó là lý do Prores RAW ra đời. Nhưng trước hết chúng ta cùng quay trở lại tìm hiểu RAW là gì?

RAW LÀ GÌ?

Điều đầu tiên bạn cần biết về các loại codec RAW và giống-RAW là mỗi codec sẽ được tạo ra với một cùng một mục đích: để ghi lại đầy đủ hay gần đầy đủ thông tin hiển thị từ cảm biến mà không làm mã hoá bất kì phần thiết lập nào mà người dùng hay cài đặt. Những thông tin này – ví dụ là ISO, cân bằng trắng và không gian màu – đều được lưu lại vào một file metadata và được dùng trong NLE.

Vì lượng thông tin lớn chứa trong các file, nên làm việc với những đoạn phim RAW thường rất chậm chạp và cồng kềnh khi chạy trên máy tính. Để giải quyết việc này, các đoạn phim thường được dựng với file proxy (file chất lượng thấp) trước khi bị thay thế bởi đoạn phim gốc.

Với những sản phẩm có tiềm lực tài chính cao, chất lượng và tính linh hoạt của các đoạn phim RAW thường được đặt lên trên giá phải trả của việc xoay xở với đoạn phim.

PRORES RAW LÀ GÌ?

ProRes RAW là một codec mới do Apple phát hành, cho phép tạo ra một tiêu chuẩn nén video mới cho RAW Footage. Thuật toán mới tạo ra kích thước tệp video nhỏ hơn nhiều so với trước đây, trong khi vẫn giữ được tốc độ dữ liệu video chất lượng cao hơn đáng kinh ngạc và khả năng chỉnh sửa của video RAW không nén ban đầu.

ProRes RAW, hay thường xuất hiện với các loại “HQ”, sẽ mang đến rất nhiều tiện ích hấp dẫn trong việc chỉnh sửa hình ảnh và xử lý các video RAW mà không gây ra khó khăn thường gặp (cái file RAW thường quá lớn và gây giật lag khi phát lại).

Trong bài ProRes RAW Whitepaper phát hành vào tháng Tư, Apple đã khẳng định rằng ProRes RAW sẽ có tốc độ data rơi vào khoảng ProRes 422 đến 422 HQ, còn tốc độ data của ProRes RAW HQ sẽ là khoảng 422 HQ đến ProRes 4444.

Apple ProRes RAW White Paper April 2018

ProRes RAW sẽ thay đổi cách làm việc của bạn như thế nào?

Thay đổi đầu tiên so với nhịp độ làm việc truyền thống với RAW nằm ở tốc độ xử lý đoạn phim trong và sau quá trình quay phim.

Apple đang hứa hẹn gia tăng tốc độ đáng kể so với bất kì một sản phẩm tương tự nào ngoài thị trường. Điều này nghĩa là việc stream video, xuất video, xuất đồ hoạ (renders), hay bất cứ tác vụ gì bạn làm với ProRes RAW cũng sẽ có cảm giác là đang làm việc trên một chiếc máy tính cao cấp.

Tuy nhiên, hãy chú ý rằng (ít nhất là trong FCP) thì quá trình xử lý hình ảnh của ProRes RAW không liên quan đến GPU (card đồ hoạ). Các chương trình khác có thể sẽ cho phép xử lý với CPU, nhưng cho đến tận khi Apple mở rộng codec, thì mọi thứ cần phải thật chính xác. GPU là yêu cầu bắt buộc phải có để xử lý ProRes RAW. Điều này làm hạn chế rất nhiều laptop và một số lượng lớn PC có trên thị trường. Tuy nhiên, với phần lớn những người làm việc chuyên nghiệp với codec, đây không phải là vấn đề. Nó chỉ có nghĩa là giá cả đắt cắt cổ của GPU mà thôi.

Thay đổi thứ hai của ProRes RAW đến từ data không-kiểm-soát-tốc-độ (non-“Rate-Controlled”) từ cảm biến. Đây là lần đầu tiên các dòng ProRes làm được điều này.

“Kiểm soát tốc độ” là data ceiling quan trọng của một codec. Nếu cảm biến đang gửi nhiều thông tin hơn là ghi thông tin, thì hình ảnh sẽ bị nén, và sẽ dẫn đến việc mất data.

Gỡ bỏ dải băng tần nghĩa là sẽ không có data nào bị bỏ đi với ProRes RAW. Nếu data từ cảm biến tăng lên, và bitrate cũng sẽ tăng lên, và độ trung thực của bức ảnh cũng được nâng đến mức cao nhất.

Như Apple đã nói, “Những yếu tố ảo liên quan đến việc nén thì sẽ không xảy ra với ProRes RAW, và lại càng không xảy ra với ProRes RAW HQ.”

Vậy nên có vẻ như nhịp độ làm việc của RAW sẽ nhanh hơn mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh tốt nhất.

Không còn nghi ngờ gì nữa, codec ProRes sẽ vẫn tiếp tục trở thành trào lưu với ngành công nghiệp phim ảnh và video.

Ý nghĩa của nó đối với các nhà làm phim

Ngoài gigabyte và megabit trên giây, ProRes RAW còn có khả năng loại bỏ yêu cầu cần file proxy. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi sản phẩm, nhưng đây chính là một bước tiến vĩ đại, đặc biệt đối với những kỹ thuật viên hình ảnh số DIT (Digital Imaging Technician) hay bất cứ ai làm việc với những cảnh quay trên phim trường.

Điều vẫn còn thiếu trong việc lưu trữ và làm việc với proxy là giấc mơ về việc hoàn thiện các dự án. Quy trình xử lý phim, lưu trữ và lại rồi quay lại với các dự án mà cần dùng đến ProRes RAW sẽ rất liền mạch. Ta không cần thêm một sự tái liên kết nào.

Bản chất của codec cũng mở ra khả nặng cho việc tối giản hoá và hợp lý hoá các máy quay phim trong tương lai – tương tự như những gì mà codec ProRes trước đó đã làm được. Chấp nhận một chính sách mở cửa hơn với ProRes RAW sẽ có thể tiên phong cho một làn sóng máy quay và sẽ làm choáng váng sàn giá.

ProRes RAW có khả năng làm nhiều thứ hơn là chỉ gia tăng tốc độ xử lý sản phẩm. Quá trình xử lý data nhanh hơn và kích cỡ file đồng nghĩa với việc ta sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc quay phim, và nghĩa là sẽ có nhiều thời gian hơn để đầu tư cho cốt truyện và phần hình ảnh trên phim trường. Về cả hai mặt, thì codec mới này sẽ làm hợp thức hoá quá trình xử lý cũng như giúp ta sáng tạo và linh hoạt hơn.

Nó cũng giúp mang đến những chiếc máy quay chất lượng cao hơn, nhỏ hơn và rẻ hơn trên thị trường.

Write a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *