EMOBROS.VN

HIỂU VỀ CODEC VÀ CONTAINER

Hiện nay có rất nhiều định dạng video, thứ chứa đựng codec và container. Việc lựa chọn định dạng phù hợp không còn khó khăn nếu bạn thực sự hiểu được chúng.

CODEC LÀ GÌ?

Codec là từ viết tắt của compressor/decompressor hay coder/decoder. Nó là một công cụ mã hóa xử lý video và lưu trữ nó trong một luồng byte. Codec sử dụng các thuật toán để thu nhỏ kích thước file âm thanh hoặc video một cách hiệu quả, sau đó giải nén để phát, chỉnh sửa hoặc khi cần thiết. Có hàng tá codec khác nhau và mỗi codec sử dụng một công nghệ khác nhau để mã hóa và nén file video.

Biết khi nào nên và không nên sử dụng codec là điều quan trọng trong suốt quá trình xử lý hậu kỳ, nén và phân phối nội dung. Nhưng về cơ bản, bạn phải duy trì sự cân bằng giữa chất lượng hình ảnh, kích thước file, mức sử dụng bộ xử lý và độ phổ biến. Tùy thuộc vào codec, quá trình mã hóa này xảy ra theo một trong hai cách: nén có tổn hao hoặc không có tổn hao.

Lossy compression (nén có tổn hao)

Khi quan tâm nhiều đến kích thước file, Lossy compression (nén có tổn hao) là phương pháp khả thi nhất. Mặc dù chắc chắn chất lượng âm thanh, video hoặc cả hai sẽ bị giảm đi, nhưng việc nén là để tạo ra những thỏa hiệp tốt nhất có thể mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tỷ lệ nén càng cao, chất lượng càng suy giảm .

Ví dụ, một đĩa Blu-ray trung bình có thể vượt quá 40GB. Mức dung lượng lưu trữ này không chỉ đắt tiền mà còn khiến việc tải xuống và mua nội dung kỹ thuật số trở nên bất tiện. Điểm mấu chốt khi sử dụng tính năng nén có tổn hao là giải quyết định dạng nén chất lượng cao nhất cho mục đích sử dụng, nhằm giảm tối đa sự chênh lệch giữa việc giảm chất lượng và kích thước file.

Lossless compression (Nén không tổn hao)

Nén không tổn hao hoạt động giống như file ZIP hoặc RAR ở chỗ sau khi nén và giải nén, file về cơ bản giống nhau. Thông qua việc sử dụng các thuật toán thông minh, file không bị giảm nhiều chất lượng, nhưng đây không phải là cách hiệu quả để lưu trữ các file lớn.

Ngoài ra, việc truyền trực tuyến các file video lớn sử dụng quá nhiều băng thông (mặc dù mã hóa H.265 có thể thay đổi điều đó), nên không phải là một tùy chọn khả thi. Trừ khi bạn làm việc trong lĩnh vực điện ảnh hoặc chỉnh sửa video, nếu không bạn sẽ không bao giờ chia sẻ file video ở định dạng nén không tổn hao.

VẬY TẠI SAO LẠI CẦN CODEC?

Codec phổ biến nhất hiện nay là H.264, thứ được sử dụng phổ biến đối với các thiết bị camera hiện nay và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một video chất lượng cao với kích cỡ file nhỏ. Nó cũng ảnh hưởng quan trọng đến bit rate, thứ dùng để chỉ số lượng dữ liệu được ghi trong mỗi giây khi một video được chạy.

Bit rate càng cao thì việc nén càng thấp, và chất lượng video cũng cao hơn. Nhưng nhớ rằng bit rate càng cao thì kích thước file cũng lớn hơn. Kích thước file lớn có thể không ảnh hưởng lắm đối với những thiết bị có bộ nhớ trong lớn hiện nay. Nhưng nó đặc biệt nghiêm trọng đối với các dịch vụ stream video hiện nay về vấn đề băng thông và ảnh hưởng đến chất lượng internet của người dùng. Đây là lúc codec phát huy tác dụng. Nó nén các video stream lại với kích thước nhỏ hơn vài lần, giúp tiết kiệm băng thông khi truyền qua internet và giải nén phía bên nhận để chạy đoạn video stream đó.

MỘT VÀI CODEC PHỔ BIẾN HIỆN NAY

MPEG2 (H.222/H262) ra đời năm 1996 bởi Moving Picture Expert Group. Đây là codec được sử dụng phổ biến nhất cho video SD (ví dụ: TV, VCD, DVD).

H.264/AVC (Advanced Video Coding/MPEG-4 Part 10) ra đời năm 2003 bởi Moving Picture Expert Group. Đây là codec được sử dụng rộng rãi nhất, đĩa Blu-ray, các video trên internet và nhiều camera (gồm cả DSLRs) sử dụng codec này.

H.265/HEVC (High Efficiency Video Coding/MPEG-H Part 2) ra đời năm 2013, là codec có khả năng nén dữ liệu gấp đôi H.264 với chất lượng hình ảnh tương đương hoặc thấp hơn.

DNxHD (Digital Nonlinear Extensible High Definition) ra đời năm 2008 được tạo ra bởi AVID và trở thành codec trung gian chất lượng cao, sử dụng phổ biến trong dựng video.

DNxHR (Digital Nonlinear Extensible High Resolution) ra đời năm 2014, là codec kế thừa DNxHD nhưng hỗ trợ độ phân giải 4K và golor gamut REC2020.

ProRes (Apple ProRes) được phát triển bởi Apple năm 2007, là codec trung gian chất lượng cao dùng trong hậu kỳ và hỗ trợ tốt nhất trong Final Cut Pro.

Cineform (*Gopro CineForm) ra đời năm 2002 bởi GoPro. Đây từng là đối thủ của DNxHD và ProRes, được GoPro mua lại vào năm 2011 và biến nó thành mã nguồn mở năm 2017.

CONTAINER LÀ GÌ?

Có một phương pháp nén riêng được sử dụng cho một luồng video và một phương pháp nén riêng được sử dụng cho một luồng âm thanh. Thứ kết nối hai phần tử riêng biệt này chính là tệp vùng chứa (container). Ngoài ra nó còn chứa Metadata – là những thông tin bổ sung cho video như là tên file, thời lượng video và cả codec được sử dụng cho video.

Container thường được thể hiện như là file extension (phần mở rộng file) và chúng ta thường thấy nó ở cuối của một file (ví dụ filename.mp4). Tệp .MP4 là loại tệp MPEG-4 được phát triển bởi International Organization of Standardization (ISO). Codec thực tế được sử dụng trong tệp .MP4 có thể là h.264, h.265 và một số thứ khác nhau. Tệp .MP4 chỉ đơn giản là một vùng chứa (container), chứa luồng video và luồng âm thanh.

Một vài container phổ biến hiện nay: MOV, MP4, MXF, MTS, MKV hay AVI,…

Write a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *